Tinh thần Omotenashi và Taky Food

Taky Food là một doanh nghiệp cung ứng sản phẩm và dịch vụ nhằm mang tới các dòng bột thực phẩm chất lượng cho Khách hàng. Để làm được điều này Taky Food và toàn thể nhân viên luôn lấy Văn hóa Omotenashi của người Nhật làm kim chỉ nam trong quá trình hoạt động và tương tác với Khách hàng và xã hội.

van_hoa_omotenashi
Tại nước Nhật, có lẽ nhiều người nước ngoài rất bất ngờ với sự tiếp đãi nồng hậu tại bất cứ nơi nào ở Nhật, từ các cửa hàng, khách sạn sang trọng cho đến những cửa hàng tiện lợi hay các tiệm cà phê be bé, tất cả người phục vụ ở đây đều có cung cách tiếp đãi khách rất lịch sự, lễ phép và luôn nở nụ cười trên môi với tiêu chí số một “khách hàng là thượng đế”. Sự tiếp đãi nồng hậu: Omotenashi (おもてなし) là phương châm kinh doanh ở Nhật, và người Nhật nổi tiếng Thế giới với điều đó: おもてなしの心 (lòng hiếu khách).

Nhận thấy sự tuyệt vời này, Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên Taky Food đã học hỏi và áp dụng nét đẹp văn hóa này không chỉ trong công việc tương tác với khách hàng mà còn cả trong cuộc sống hằng ngày của mỗi Takier.

Tinh thần Omotenashi được Taky Food Áp dụng trên 3 nguyên lý sau:

❁ Chăm sóc khách hàng chu đáo trên cả sự mong đợi của họ.

Đây là điều cơ bản khác nhau giữa dịch vụ (サービス) và Omotenashi. Việc bồi bàn mang khăn lại cho khách hay chủ nhà nghỉ chuẩn bị chăn nệm cho khách nghỉ ngơi là dịch vụ. Nhưng khi người bồi bàn đó đưa khăn cho khách và nhẹ nói: "Quý khách chắc đã làm việc mệt rồi!", hay khi bà chủ nhà nghỉ viết một tờ giấy nhỏ để bên cạnh chăn nệm đã được trải ra cho khách với lời nhắn: “Chúc quý khách ngủ ngon!”, hoặc khi vào cửa hàng cà phê nhân viên phục vụ đưa cà phê cho bạn và mỉm cười nói: "Mời quý khách từ từ thưởng thức" …, đó được gọi là Omotenashi.

Những cử chỉ quan tâm đến khách hàng, giúp họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu như vậy chính là những điều nhỏ nhặt nhưng tinh tế, mang lại cho khách những cảm tình, ấn tượng đẹp và kéo họ quay trở lại lần hai, lần ba.

❁ Hết lòng phục vụ khách mà không cần khách phải “hậu tạ” lại.

Ở nhiều nước trên Thế giới như Mỹ, Úc, khi được nhân viên đối đãi lịch sự thì khách thường phải kẹp thêm ít tiền tip thưởng cho nhân viên đó như là tiền dịch vụ trả cho nhân viên tiếp khách. Nhưng ở Nhật, dù là nơi sang trọng hay cửa hàng nhỏ bình thường, nhân viên đều hết lòng chào hỏi, cảm ơn, phục vụ mà không yêu cầu thêm chi phí gì cả. Thái độ tiếp khách lễ phép, lịch sự tận tâm mà không yêu cầu sự đáp trả lại của khách như vậy chính là Omotenashi của người Nhật.

❁ Thái độ tiếp khách nồng hậu từ tấm lòng chân thành chứ không miễn cưỡng.

Người Nhật quan niệm rằng để có thể quan tâm, nghĩ đến người khác thì bản thân mình cần có sự thư thả trong tâm hồn, tinh thần giống như quan niệm về cốc nước chỉ rót thêm nước vào được khi cốc còn trống mà thôi. Chính vì thế, để có được những khoảng trống trong tâm hồn, người Nhật thường đến với thiền, đọc sách hay đi xem tranh tại các bảo tàng Mỹ thuật, để có thời gian một mình suy ngẫm, giúp điềm tĩnh và mài dũa tư duy lại bản thân.

Trong thời đại quốc tế hóa hiện nay, nhiều nền văn hóa, suy nghĩ khác nhau du nhập vào Nhật Bản, họ cố hòa nhập nhưng không để bị hòa tan, và ngược lại còn đang nỗ lực đưa những nét đẹp đáng tự hào của văn hóa Nhật Bản mở rộng ra Thế giới.

Tinh thần Omotenashi và Taky Food

1. Thấu hiểu khách hàng

Taky Food luôn đề ra thời gian mỗi nhân sự ở các bộ phận khác nhau để tương tác với khách hàng: quản lý cấp cao cần dành ít nhất là 20% thời gian biểu cho khách hàng, quản lý bán hàng (40%), quản lý hoạt động sản xuất (30%), quản lý dịch vụ (20%), quản lý tiếp thị (25%) và các phòng ban kỹ thuật (5%)… Điều này tạo cho nhân viên những trải nghiệm thực tế với khách hàng ở lĩnh vực của mình, nắm vững được những nhu cầu thường có của khách hàng mục tiêu.

2. Đáp ứng kỳ vọng

Điểm nổi bật trong tinh thần phục vụ Omotenashi là luôn bắt kịp và đáp ứng thị hiếu khách hàng. Vì vậy, trong suốt quá trình hoạt động, Taky Food cố gắng tìm hiểu sở thích, nhu cầu và sáng tạo nên những sản phẩm "không thể ngờ tới". Đó chính là nền tảng để thương hiệu Taky, Takoky ra mắt diện mạo mới, nổi bật với thiết kế mềm mại, tinh tế, tạo nên hình ảnh hiện đại, sang trọng hơn trong năm 2019.

Bằng những thay đổi nhỏ nhưng tinh tế, người tiêu dùng dễ dàng thấy được tinh thần phục vụ Omotenashi thấm đẫm trong từng sáng tạo của Taky Food. Sự thay đổi này đã đi theo hướng về với nguyên thủy tự nhiên, hưu cơ đi theo xu hướng health eat, chay, thực dưỡng đang ngày càng thịnh hành và phổ biến.

3. Văn hóa giao tiếp với khách hàng

- Tận tâm với khách hàng, luôn mang đến cho khách hàng những dịch vụ - sản phẩm tốt nhất trong khả năng cho phép; luôn thể hiện cam kết cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất với chất lượng ổn định trong mọi hoạt động mua bán, kí kết.
- Tôn trọng khách hàng, làm cho họ cảm thấy là người quan trọng.
- Lắng nghe ý kiến phê bình của khách hàng một cách tích cực; không được nói không một cách trực tiếp với khách hàng. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, nên dùng cách từ chối khéo léo.
- Xây dựng quan hệ lâu dài với khách hàng, luôn đặt lợi ích của khách hàng song song với quyền lợi của Taky Food.

4. Văn hóa xử lý khiếu nại – phản ánh từ khách hàng

- Luôn tập trung khi giao tiếp để nắm bắt đúng yêu cầu của khách hàng.
- Luôn tỏ thái độ đồng cảm và kiên nhẫn, hòa nhã, thân thiện và lịch thiệp; không được nóng vội, thờ ơ, lạnh lùng trước những yêu cầu của khách hàng.
- Giữ thái độ niềm nở với khách bằng một nụ cười hoặc ánh mắt tươi vui, biểu lộ sự sẵn sàng chia sẻ với khách hàng trong suốt thời gian trao đổi.
- Nhiệt tình và nỗ lực hết mình để giải quyết các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Âm lượng của giọng nói vừa phải, diễn đạt rõ ràng, rành mạch, không làm cho khách hàng hỏi lại.

DVKH1

 

BÌNH LUẬN CỦA BẠN