Khởi Nghiệp Kinh Doanh Tiệm Bánh - Xu Hướng Đi Tắc Đón Đầu

Người xưa có câu: “Phi thương bất phú”, để nói nên tầm quan trọng của kinh doanh trong việc làm giàu. Tuy nhiên, kinh doanh ngành nghề nào, phải bắt đầu ra sao mới là quan trọng. Đối với riêng nghề bánh, càng chủ động đi trước đón đầu, bạn sẽ càng dễ dàng khởi nghiệp thành công.

Khởi nghiệp kinh doanh bánh ngày nay đã trở thành một từ khóa được chia sẻ rất nhiều. Nhu cầu ngành bánh gia tăng, cộng với sự phát triển đáng kinh ngạc của lĩnh vực nhà hàng – khách sạn đã giúp cho nghề này nắm giữ vị thế tốt. Cùng với đó, các nhà đầu tư, các hộ kinh doanh, cá nhân cũng muốn khởi nghiệp để nắm bắt cơ hội vàng này.

I. Kinh doanh bánh – giá trị của đi trước đón đầu

Trong kinh doanh, không thể phủ nhận tầm quan trọng của sự nhanh nhạy. Nó giúp chúng ta nắm bắt được những cơ hội mà không phải ai cũng nhìn thấy được. Hiện nay, nghề bánh đang là một nghề vẫn còn rất mới mẻ. Vì thế, có thể nói cơ hội của kinh doanh bánh là rất nhiều và rất mở rộng. Đối với những ai muốn theo đuổi nghề này thì việc đi trước đón đầu chính là một lợi thế lớn.

Việc đi trước đón đầu đòi hỏi bạn là người tiên phong, nhưng giá trị của việc này giúp bạn có nhiều cơ hội, đem lại cho bạn nhiều đổi mới hơn. Đó là việc bạn có những khách hàng đầu tiên, có những kinh nghiệm mà không phải ai cũng có được.

khoi-nghiep-kinh-doanh-tiem-banh
Kinh doanh bánh có thể đem lại lợi nhuận và tiềm năng lớn trong tương lai

1. Xu hướng thưởng thức bánh đang tăng cao

Hiện nay, nhu cầu của khách hàng về ngành bánh khá cao. Nếu bạn có thể dựa vào sở thích, xu hướng của khách hàng để mở tiệm thì sẽ là một lợi thế khá lớn. Có thể thấy những tiệm bánh nắm bắt xu hướng nhanh luôn tạo ra thành công lớn. Bằng chứng là thời gian qua, những nơi kinh doanh bánh mì phô mai tan chảy, bánh bông lan trứng muối, bánh bạch tuộc takoyaki… đều thu về lợi nhuận vô cùng cao. Nắm bắt được các sở thích của khách hàng, kết hợp nhu cầu của họ sẽ là bước đệm cho bạn trong kinh doanh.

Ngoài ra, việc tìm hiểu về đối tượng cũng sẽ đem đến cho bạn lợi thế. Ví dụ giới trẻ thích dùng bánh theo xu hướng mới lạ. Giới văn phòng, người đi làm lại thích dùng các loại bánh Âu kết hợp thức uống. Một số bộ phận khác lại có sở thích đặc biệt với các loại bánh dùng nhanh như bánh pizza, bánh mì… Thế nên kinh doanh bánh cần đánh vào đối tượng cụ thể. Càng chi tiết trong việc xác định đối tượng sẽ càng giúp bạn khoanh vùng và tập trung tốt hơn vào việc chinh phục đối tượng đó.

2. Cơ hội kinh doanh bánh "Nhu cầu nhiều - nguồn cung ít" 

Nếu kinh doanh đi trước đón đầu trong ngành bánh, bạn cũng nên quan tâm đến cơ hội mà mình có. Cơ hội này có thể đến từ tỉ lệ cung cầu. Hiện nay nhiều người chưa chú ý đến ngành bánh, điều đó giúp ngành bánh giảm sức cạnh tranh so với nhiều ngành nghề khác. Tỉ lệ cung và cầu chênh lệch nhau khá nhiều. Trong khi nguồn cung có ít, nhưng nhu cầu dùng bánh trong đời sống ngày càng gia tăng. Từ bánh ăn vặt, sinh nhật, bánh cưới, các loại bánh nước ngoài… đều rất được thường xuyên dùng và ưa chuộng.

Tại các khu vực trung tâm các thành phố lớn, tiệm bánh thường là các thương hiệu nước ngoài, những chiếc bánh có mức giá khá cao. Trong khi đó tiệm bánh bình dân, mức giá vừa phải lại khá ít. Còn các khu vực lân cận, ngoại thành, các tiệm bánh gần như chỉ xuất hiện lẻ tẻ, hoặc không có. Nếu bạn đi trước đón đầu, kinh doanh và lựa chọn khu vực thuận lợi, cộng với nhu cầu khách hàng lớn, đối tượng cụ thể, chắc chắn bạn sẽ tạo nên một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp kinh doanh của mình.

3. Khó khăn và thách thức

Xác định kinh doanh bánh đi trước đón đầu là bạn cũng sẽ xác định phải đối mặt với rất nhiều thứ mới mẻ. Những điều ấy đem lại cho bạn cơ hội nhiều hơn. Đồng thời cũng sẽ thử thách bạn nhiều hơn. Ban đầu, bạn sẽ phải bỏ thời gian nghiên cứu thị trường, nhu cầu, đối tượng, sở thích khách hàng. Tiếp đó cần lựa chọn vị trí kinh doanh đắc địa. Có thể kinh doanh ở những khu vực ngoại thành, nhưng cần nghiên cứu kỹ để tạo ra sự khác biệt của tiệm bánh mình so với các tiệm bánh khác. Bạn cũng cần thu hút sự chú ý của mọi người thông qua các chiến lược quảng cáo, truyền thông…

II . Một số lưu ý để khởi nghiệp kinh doanh bánh thành công

Khi bắt tay vào khởi nghiệp kinh doanh bánh, bạn cần có những lưu ý sau để tránh thất bại:

1. Chuẩn bị kiến thức ngành

Khi khởi nghiệp, bạn không những phải am hiểu ngành nghề của mình mà còn cần nắm chắc các kiến thức về nó. Những kiến thức này giúp cho bạn có một cái nhìn bao quát, biết lựa chọn sản phẩm thế mạnh, biết điều chỉnh khi kinh doanh. Đồng thời, việc thấu hiểu sẽ giúp bạn thuận lợi hơn so với việc chỉ đầu tư mà không có các kiến thức ngành quan trọng. Nếu bạn chưa có kiến thức chuyên môn đủ tốt, bạn nên đầu tư vào một  khóa học làm bánh  để có thể điều hành tốt hơn công việc của mình. Sự thấu hiểu tường tận các chi tiết trong nghề giúp bạn vững vàng hơn, việc kinh doanh trở nên bài bản hơn. Ngoài ra, các kiến thức này cũng là nền tảng để bạn tránh khỏi những vấp váp về sau, có nhiều hơn các kĩ năng làm bánh, tạo ra gu thẩm mỹ cho riêng mình. Trong quá trình học, bạn chắc chắn cũng sẽ tìm được cho mình những  bí quyết trong kinh doanh , các mô hình tiềm năng, các nguồn cung cấp nguyên vật liệu quan trọng, các mẹo nhỏ trong nghề mà thầy cô, giảng viên truyền thụ. Việc học một khóa trước khi kinh doanh thật sự không thừa đối với những ai có ý định nghiêm túc trong làm giàu bằng nghề bánh.

kien-thuc-lam-banh-trong-kinh-doanh
Kiến thức ngành giúp bạn có nhiều lợi thế trong kinh doanh

2. Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết

Việc lập kế hoạch chi tiết cho bạn cái nhìn cụ thể về những gì mình làm và những gì mình sẽ triển khai. Kế hoạch đó có thể bao gồm: loại bánh nào cần kinh doanh, nguồn vốn, nhân công, nguyên liệu, dụng cụ cần thiết… Một bảng kế hoạch càng chi tiết thì sẽ càng hạn chế được những rủi ro. Bạn nên đưa ra tất cả các ý tưởng, dự định, sau đó sắp đặt lại chi tiết và thực hiện đúng theo hoạch định.

3. Nhân sự và quản lý

Những nhân sự sẽ là người trực tiếp đồng hành cùng bạn. Đó có thể là người nhà, người thân, bạn bè hoặc người lao động do chính bạn lựa chọn. Một số vị trí cần nhân sự như thợ làm bánh, phụ bếp bánh, giao hàng, nhân viên thu ngân, tư vấn… Điều quan trọng là bạn cần có chính sách quản lý tốt. Có thể chính bạn là người quản lý, cũng có thể nhờ một người khác quản lý. Việc giám sát và chặt chẽ trong khâu nhân sự sẽ giúp bạn vận hành công việc kinh doanh một cách nhịp nhàng, thuận lợi hơn.

4. Truyền thông và quảng bá tiệm bánh

Là một tiệm bánh mới ra đời thì việc truyền thông và quảng bá hình ảnh là rất cần thiết. Bạn có thể dùng khá nhiều cách như dựa vào mạng xã hội, dựa vào website, tờ rơi, các chương trình khuyến mãi, sự kiện… Bằng nhiều cách, việc đưa hình ảnh tiệm bánh vào tâm trí khách hàng sẽ dần dần trở nên tốt hơn. Khi khách hàng quan tâm tới tiệm bánh, bạn sẽ có các đơn hàng và trở thành nơi để họ lựa chọn mỗi khi có nhu cầu.

5. Không ngừng cải tiến phát triển

Một tiệm bánh sẽ chỉ có thể bền vững nếu nó có sự cải tiến và phát triển không ngừng. Việc cải tiến này đòi hỏi bạn có sự tham khảo, học hỏi nhiều hơn. Có thể học từ những người đi trước, từ các mô hình kinh doanh tương tự, quan trọng nhất là bản thân bạn luôn có sự cập nhật, đổi mới. Có khá nhiều các kiến thức về nghề làm bánh tại các trung tâm, trường dạy nghề có thể giúp bạn. Việc tham khảo và học hỏi từ những nơi này cũng là một cách để bạn nâng cao kiến thức nhằm phát triển công việc kinh doanh của mình.

Khởi nghiệp kinh doanh bánh có thể mang lại cho bạn nguồn thu và lợi nhuận rất hấp dẫn. Việc đi trước đón đầu lại càng là thế mạnh, giúp cho bạn thành công hơn. Vì thế, hãy nghiên cứu thật kỹ để chuẩn bị cho mình những bước tiến vững vàng, bạn nhé!

YOUR COMMENT