Bật Mí Ý Nghĩa Đằng Sau Bộ Đồng Phục Của Đầu Bếp

Bạn là người yêu thích ẩm thực hay là ứng viên tìm việc đầu bếp muốn hiểu rõ hơn về nghề? Bạn thắc mắc không hiểu vì sao mũ đầu bếp lại cao và nhiều nếp gấp – áo đầu bếp lại mang màu trắng là chủ yếu hay nhân viên bếp lại mang khăn quàng cổ…? Những điều đó có ý nghĩa gì không? Nếu chưa có được câu trả lời thỏa đáng, hãy để Tạy Food giải đáp giúp bạn

bat-mi-y-nghia-bo-dong-phuc-bep-5

Bạn có biết ý nghĩa bộ đồng phục bếp?

Bộ đồng phục bếp bao gồm những gì?

Mỗi nhà hàng sẽ quy định bộ đồng phục bếp khác nhau tương ứng cho từng bộ phận, cấp bậc nhân viên: từ số lượng, chất liệu vải, màu sắc cho đến kiểu dáng thỏa mãn mục đích kinh doanh, nhu cầu thực tế và đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động và sự thoải mái cho mỗi đầu bếp. Một bộ đồng phục bếp đạt chuẩn và đầy đủ nhất phải đảm bảo trang bị tất cả những trang phục bộ phận sau:

- Áo dài tay

- Mũ/ nón đầu bếp

- Khăn đầu bếp

- Tạp dề

- Quần dài

- Giày, dép

bat-mi-y-nghia-bo-dong-phuc-bep-1

Đồng phục bếp phải đảm bảo sự thoải mái, tiện lợi, thấm hút tốt, dễ vệ sinh và bảo vệ an toàn cho đầu bếp

Mỗi chức danh hay vị trí công việc khác nhau sẽ quy định bộ đồng phục bếp tương ứng khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đồng phục đều phải đảm bảo cho người mặc sự thoải mái, tiện lợi, dễ vận động, thấm hút tốt và đặc biệt phải bảo vệ được đầu bếp tránh khỏi những tác động từ môi trường làm việc như chấn thương do bỏng, cắt hay các sự cố đổ, tràn nguyên liệu ra ngoài trong khi chế biến…

Ý nghĩa bộ đồng phục bếp

Áo đầu bếp

Áo màu trắng vẫn là tiêu chuẩn khi nhắc đến trang phục đầu bếp vì nó tượng trưng cho sự sạch sẽ và tính chuyên nghiệp. Áo được may dài tay, được cấu tạo bằng 2 lớp vải cotton phản xạ nhiệt giúp bảo vệ đầu bếp khỏi sức nóng của lửa, khói, dầu và các dụng cụ nấu ăn thường dùng… khi chế biến. Áo màu trắng cũng thuận lợi hơn trong giặt giũ khi sử dụng những chất tẩy rửa để đánh bay các vất bẩn cứng đầu; khi đó áo không những sạch mà còn trắng sáng hơn; trong khi nếu là màu khác sẽ bị phai/ bạc màu và để lại những mảng màu đậm nhạt khác nhau trên áo rất mất thẩm mỹ.

Mặt trước (vạt áo) của áo đầu bếp có thiết kế 2 hàng cúc bằng vải và có thể đổi qua lại nếu muốn để luôn giữ cho áo luôn sạch sẽ, đảm bảo tác phong làm việc chuyên nghiệp.

Ngoài ra, một số nhà hàng - khách sạn khác còn sử dụng áo đầu bếp màu đen, màu xám, thiết kế áo tay lở, ngực áo có in logo doanh nghiệp, tên, chức vụ hoặc hàng cúc được ẩn bên trong…

bat-mi-y-nghia-bo-dong-phuc-bep-4

Áo đầu bếp màu trắng là màu áo truyền thống giúp phản xạ nhiệt, thể hiện sự sạch sẽ và dễ dàng vệ sinh

►Mũ đầu bếp

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao cùng làm việc trong bếp nhưng có người lại đội mũ cao, nhiều nếp gấp; người lại đội mũ thấp, phẳng, không nếp nhăn? Tất cả đều có nguyên do và ý nghĩa đằng sau đó. Chiều cao và số lượng nếp gấp trên mũ thể hiện năng lực, tay nghề, kinh nghiệm, vị trí và đẳng cấp của người đầu bếp.

Ngoài ra, chiếc mũ đầu bếp còn giúp giữ đầu tóc người đội được gọn gàng, thể hiện sự sạch sẽ và tác phong chuyên nghiệp; đồng thời còn thể hiện tính thẩm mỹ, thời trang và sự khác biệt của từng nhà hàng, khách sạn.

Có 5 loại mũ đầu bếp được sử dụng phổ biến, đó là: 

bat-mi-y-nghia-bo-dong-phuc-bep

Các loại mũ đầu bếp thường gặp

►Khăn đầu bếp

Là loại khăn quàng cổ được làm bằng vải mềm có công dụng chính là giúp thấm hút mồ hôi khi đứng bếp nóng – giữ nhiệt khi bước vào kho đông lạnh thực phẩm hay dùng trong một số trường hợp cần thiết như cầm máu khi gặp tai nạn, che mặt mũi

Bên cạnh đó, khăn đầu bếp với các màu khác nhau thể hiện cấp độ tay nghề của mỗi người; đồng thời thể hiện tính chuyên nghiệp và sự sạch sẽ trong công việc.

bat-mi-y-nghia-bo-dong-phuc-bep-7

Khăn đầu bếp tuy không phổ biến nhưng lại mang ý nghĩa đặc biệt trong bộ đồng phục bếp

Ngoài ra, đồng phục bếp còn có thêm quần dài, tạp dề, giày dép các loại để đảm bảo tính đồng bộ cho trang phục.

Với những bật mí thú vị về ý nghĩa bộ đồng phục bếp mà Taky Food vừa chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp các đầu bếp trẻ tiếp cập nhiều hơn với những kiến thức cơ bản liên quan đến nghề bếp; từ đó, ý thức hơn vai trò và trách nhiệm của bản thân trong sứ mệnh phục vụ khách hàng.

YOUR COMMENT